SỬ THI ĐẺ ĐẤT ĐẺ NƯỚC DÂN TỘC MƯỜNG. [1] * Biên tập Huỳnh Tâm & Nguyễn Văn An.

Thuở xa xưa, khi đất còn pạc lạc, hồng hoan, xơ xác, rời rạc. Nước còn bùng nhùng, pời lời, Trời còn mung lung puổng luổng, bỗng "mưa dầm mưa dãi", nước ngập bao la núi đồi, 50 ngày nước mới rút, tự nhiên mọc lên một cây xanh có 90 cành, có một cành chọc trời, biến thành ông Thu Tha, bà Thu Thiên. Hai thần truyền lệnh làm ra đất, trời và muôn vật.
Nhưng sau đó, trời nắng dữ dội 12 năm liền làm cho xơ xác. Thần Pồng Pêu ao ước có một trận mưa lớn.

SỬ THI ĐẺ ĐẤT ĐẺ NƯỚC DÂN TỘC MƯỜNG. [2] * Biên tập Huỳnh Tâm & Nguyễn Văn An.

 XIII
TÌM CƠM, TÌM LÚA
 
Lang chưa có cơm để ăn no
Chưa có lúa để làm sang
Nhà Lang phải gọi mụ Dạ Dần
Cầm choòng đi đào củ mài
Cho nhà Lang đủ ăn
Làm nên bàn nên bữa.
*   *   *

SỬ THI ĐẺ ĐẤT ĐẺ NƯỚC DÂN TỘC MƯỜNG [3] * Biên tập Huỳnh Tâm & Nguyễn Văn An.

XV
LANG CUN CẦN LẤY VỢ
 
Chưa có vợ nằm nhà
Chưa có bà sắm cơm, trộn rượu
Chưa có người tiếp khách trong binh trong mường
Lang Cun Cần ra nằm ấp cửa sổ chái
Mắt trông ra ruộng
Ngó xuống bến nước
Thấy nàng Vạ Hai Chiếng[1]
Đứng dựa bờ giếng gội đầu

SỬ THI ĐẺ ĐẤT ĐẺ NƯỚC DÂN TỘC MƯỜNG [4] * Biên tập Huỳnh Tâm & Nguyễn Văn An.

XVI
ĐẺ TRỐNG ĐỒNG
 
Lang Cun Cần ngồi trên sập rồng
Trông xuống giữa nhà
Thấy vật đen đen giống con bò
Thấy vật có hoa giống cái sọt
Lang Cun Cần hỏi các mo mường
Đố biết đó là cái chi?
Các mo mường buông tóc lõa xõa
Kẻ thưa, người dạ:

SỬ THI ĐẺ ĐẤT ĐẺ NƯỚC DÂN TỘC MƯỜNG [5] * Biên tập Huỳnh Tâm & Nguyễn Văn An.

XVIII
TÌM CHU
 
Ba anh em nhà Lang
Đi quăng chài sông cái
Đi thả lưới sông con
Gặp đàn kiến đỏ
Kéo đi chật đường
Um tùm chật lối
Cun Tồi liền hỏi:
- "Hỡi đàn kiến kia!
Bay đi đâu đông đông
Mang cả chiêng đồng trống bạc"
Đàn kiến trả lời:

SỬ THI ĐẺ ĐẤT ĐẺ NƯỚC DÂN TỘC MƯỜNG [6] * Biên tập Huỳnh Tâm & Nguyễn Văn An.

XIX
CHẶT CHU
Được quả chu vàng
Nhà Lang bàn chuyện lấy chu
Nhà lang sắm sửa rìu to, búa lớn
Từ ông già đến con trai mười ba, mười chín
Con gái gánh chuyển cơm gạo đi theo
Khiêng rìu, khiêng dao
Vào rừng, tìm chu, tìm lụi

SỬ THI ĐẺ ĐẤT ĐẺ NƯỚC DÂN TỘC MƯỜNG [7] * Biên tập Huỳnh Tâm & Nguyễn Văn An.

XX
LÀM NHÀ CHU
 
Lang Cun Khương thịt trâu, thịt bò
Cho làm cơm, làm rượu
Để làm vía cho Cun Tồi, Cun Tàng, Lang Cun Khương
Rượu thơm cùng uống
Thịt nướng cùng ăn
Ăn xong Lang Cun Khương liền bảo:
- "Bây giờ,
Bố muốn làm nên cửa
Bố muốn sửa nên nhà
Bay phải đi mọi nơi
Tìm lấy mười ba người thợ khéo
Về đóng kiệu, đóng ngai
Đóng xà vàng, xà bạc".

SỬ THI ĐẺ ĐẤT ĐẺ NƯỚC DÂN TỘC MƯỜNG [8] * Biên tập Huỳnh Tâm & Nguyễn Văn An.

XXIII
SĂN CÁ ĐIÊN SĂN QUẠ ĐIÊN
 
Ở bãi làm thịt con moong lồ
Còn rớt thừa hai, ba tảng phổi
Đàn chó săn ăn phải
Hóa ra chó điên
Đuổi cắn người chu chương mường nước
Ai thấy cũng sợ

Trang Phục Phụ Nữ Dân Tộc Pa Dí. * Huỳnh Tâm.

Trang phục của người phụ nữ dân tộc Pa Dí có những vẻ đẹp độc đáo, những nét riêng không thể lẫn với bất cứ dân tộc nào.
Dân tộc Pa Dí có trên 2.000 nhân khẩu, với nhiều tên gọi khác nhau như Pa Dí, Tày đen. Người Nùng gọi người Pa Dí là Phù Táng, Phù Tay, Tẳng, Tày đăm...

Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Pa Dí. * Huỳnh Tâm.

Dân tộc Pa Dí sinh cư tại thôn Chúng Chải, huyện Mường Khương, ước vọng gìn giữ Văn hóa cho những thế hệ mai sau. Theo nhà thơ Pờ Sảo Mìn, miêu tả một dân tộc cần sinh tồn, thể hiện qua bài thơ đã phổ thành nhạc:
"Dân Tộc của tôi chỉ có hai ngàn người
Như cái cây hai ngàn chiếc lá…"

Tục Cưới Hỏi Của Dân Tộc Pa Dí ở Lào Cai. * Huỳnh Tâm.

Ngựa thồ lễ vật giao cho nhà gái (Ảnh: Nguyễn Ngọc Thanh)

Người dân tộc Pa Dí cư trú tập trung chủ yếu ở huyện Mường Khương, Lào Cai. Họ còn lưu giữ được nhiều tập quán xã hội, trong đó phải kể đến tục lệ cưới hỏi. Đám cưới của người Pa Dí trải qua nhiều bước, trong đó có lễ ăn hỏi, lễ cưới và lễ lại mặt.

Sử Thi Đẻ Đất Đẻ Nước. * Biên khảo Huỳnh Tâm.

Núi Cột Cờ Mường Bi.

Sử thi "Đẻ đất đẻ nước" Sử thi dân tộc Mường có gần 6.000 câu, dày 2.000 trang.
Sử thi "Đẻ đất, đẻ nước", một tác phẩm văn học giữ vai trò tiêu biểu của dận tộc Mường. Một áng văn sử thi diễn xướng, nghi lại công thức tổ chức tang ma dân tộc Mường.

Sử Thi Khan Đam San của dân tộc Ê-Đê, Tây Nguyên. * Huỳnh Tâm sưu tầm

Sử thi chàng Đam San
 (còn gọi là Đăm Săn hay Đăm San) hay Bài ca chàng Đam San là một trường ca sử thi của dân tộc Ê-đê ở Tây Nguyên, tên tiếng Ê-đê gọi là Klei khan y Đam San, dài 2077 câu.
Tác phẩm được nhiều người sưu tầm, những lời kể có khác nhau, tuy nhiên cốt truyện tương đối giống nhau. Sử thi đã được in thành sách và tái bản nhiều lần. Một trong những bản được sử dụng nhiều nhất do công sứ Leopold Sabachier người Pháp sưu tầm, ghi âm, dịch sang tiếng Pháp và công bố năm 1933. Sau đó được Đào Tử Chí dịch sang tiếng Việt Nam. 

Nền Tảng Văn Hóa Tây Nguyên . * Huỳnh Tâm.

Những tác phẩm sử thi tiêu biểu.
Ngoài dân tộc Ê Đê, một số dân tộc khác ở Tây Nguyên cũng có loại hình tự sự trường thiên, người M’nông gọi là Ot Ndrông, người Bahnar gọi là Hơmon, người Jrai gọi là Hơri, người Mạ gọi là Nôtông, người Raglai gọi là Akhat Daluka. Đó là loại hình sử thi, trường ca - một loại hình sinh hoạt nghệ thuật độc đáo của người Tây Nguyên. Các nhà nghiên cứu phân chia thành hai dạng:

Gìn giữ kỹ thuật chế biến rượu cần độc đáo của dân tộc S'Tiêng. * Huỳnh Tâm.

Cách phối trộn độc đáo giữa các men lá với nguyên liệu như lúa, gạo của dân tộc S'Tiêng tạo ra sản phẩm rượu cần mang sự khác biệt về hương vị, độ đậm đà, chất lượng.
Sản phẩm rượu cần của dân tộc S’Tiêng tại sóc Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước:

Rượu Cần Nét Văn Hóa Của Người Jrai, Tây Nguyên. * Huỳnh Tâm.

Gia Lai
 - Hàng năm, cứ đến dịp Tết đến xuân về, người đồng bào Jrai ở tỉnh Gia Lai lại lên rừng hái lá cây về nấu rượu cần - một đặc sản mang hương vị núi rừng Tây Nguyên từ nghìn đời nay.
Làng đồng bào người Jrai ở huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai là cái nôi của văn hóa làm rượu cần truyền thống. Khi cây rừng bị lâm tặc triệt hạ, rừng càng lùi xa với bản làng thì việc tìm các loại lá cây làm nên hương men rượu cần khó khăn hơn, nhưng người dân vẫn chịu khó mang gùi đi kiếm tìm.

Giá trị của ché trong đời sống người Ê đê. * Huỳnh Tâm.

Đối với nhiều người Êđê, ché không đơn thuần chỉ là vật dụng, mà còn mang tính thiêng, là phương tiện giao lưu, gắn kết cộng đồng, dòng tộc.
Êđê là dân tộc ít người sinh sống miền Trung Tây Nguyên có vốn văn hóa truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển của nền văn minh nương rẫy.

Về Thăm Xã Lát Lạc Dương. * Huỳnh Tâm.

Lat Village
Nằm dưới chân đỉnh Lang Biang hùng vĩ, xã Lát thuộc huyện Lạc Dương, nơi người dân tộc Lạch – những cư dân đầu tiên của thành phố cao nguyên xinh đẹp Đà Lạt – Sinh sống là nơi để bạn dừng chân, tìm hiểu nhiều điều thú vị về con người và nếp sinh hoạt văn hóa ở đây. Thuộc huyện Lạc Dương tỉnh Lâm đồng. Đó là khu vực dưới chân đỉnh Lanbiang, một trong 3 ngọn núi cao nhất của cao nguyên Lâm Viên. Đây là một trong những bản làng của đồng bào dân tộc tây Nguyên còn giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống.

Bộ Tộc Lạch và Chill. * LS. Ngô Tằng Giao.

Trước kia vùng thung lũng mà nay là Hồ Xuân Hương, là nơi cư trú của người Lạch, vùng gần Cam Ly là địa bàn của bộ tộc Chill.
Những người dân thiểu số này lui dần ra ngoại vi thành phố. Người Lạch rút về ở xã Lát, dưới chân núi Lang Biang.
Người Chill ở rải rác quanh Đà Lạt, Tà Nung, Đức Trọng. Chill có tập quán du canh, du cư, phát rừng, làm rẫy. Lạch có nghĩa là đồi cỏ, là rừng thưa hay trảng cỏ. 

Lễ Cúng Rừng Của Dân Tộc Thu Lao Ở Lào Cai. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Với người Thu Lao, lễ cúng rừng có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng. Đây cũng là nghi lễ lớn nhất trong năm của người Thu Lao được tổ chức hằng năm vào dịp tháng hai và tháng sáu âm lịch để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, các gia đình trong làng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Phong Tục Cưới Của Người Thu Lao. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Lễ cưới của người Thu Lao trải qua nhiều nghi lễ khác nhau, như lễ dạm gõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới chính thức và lễ lại mặt…
Người Thu Lao là một trong những dân tộc ít người, chỉ có ở Lào Cai, họ sống tập trung ở khu vực thượng nguồn sông Chảy thuộc các thôn La Hờ, Lũng Thắng, La Măng, Thải Giàng Sáng (xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương); thôn Sán Chá (xã Thào Chư Phìn), thôn Tả Chải (xã Nàn Sán), thôn Khuốn Pống (xã Bản Mế thuộc huyện Si Ma Cai).

Điệu Khúc Kháo Của Dân Tộc Thu Lao. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Đến xã Nàn Sán, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, hỏi nhà ông Vàng Sín Phìn ai cũng biết. Không chỉ có uy tín trong thôn, bản, ông Phìn cò
n là nghệ nhân ưu tú của dân tộc Thu Lao vì đã có công sưu tầm nhạc cụ, dân ca, trường ca của dân tộc mình rồi truyền dạy cho người dân địa phương.

Thổ Cẩm Của Dân Tộc Thu Lao. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Với những gam màu rực rỡ, hoa văn và các tua rua trang trí cầu kỳ, những đôi giày thổ cẩm rất độc đáo của người Thu Lao như một nét văn hóa đặc sắc cần được gìn giữ. Giày thổ cẩm là sản phẩm đặc trưng mà phụ nữ Thu Lao ở vùng cao tỉnh Lào Cai có thể phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cha ông.

Độc Đáo Trang Phục Truyền Thống Của Dân Tộc Thu Lao. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Trang phục là một thành tố quan trọng của văn hóa tộc người.
Trang phục của người Thu Lao tồn tại và phát triển chủ yếu với nền kinh tế lúa nương, vì vậy các họa tiết trên trang phục phản ánh rõ nét việc chinh phục và sử dụng thành thạo một số loại thực vật làm nguyên liệu, công cụ sản xuất, cũng như thuốc nhuộm…

Văn Hóa Của Dân Tộc Thu Lao. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Âm nhạc, dân ca, dân vũ là tài sản quý báu, mang sắc thái riêng, gắn liền với đời sống tinh thần của mỗi dân tộc. Với người Thu Lao ở Nàn Sán, huyện Si Ma Cai, những điệu hát, điệu Kháo đã ăn sâu vào máu thịt, được gìn giữ và phát huy, góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn Lào Cai.
Bảo tồn trang phục truyền thống của người Thu Lao
Tiếng đàn, điệu Kháo luôn được người Thu Lao gìn giữ và phát huy.

Dân Tộc Thu Lao. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

1. Tên gọi:
Người Thu Lao thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái. Trong nội bộ dân tộc họ thường giao tiếp bằng ngôn ngữ của dân tộc mình, khi giao tiếp với các thành phần dân tộc khác họ dùng tiếng Quan Hỏa. Ngoài tên gọi Thu Lao đã trở thành tên gọi chính thức, họ còn có tên tự gọi là "Đày".

Đồng Bào Dân Tộc Thu Lao. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Trang phục truyền thống của người Thu Lao chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, tinh thần, không đơn thuần là chỉ sử dụng bộ quần áo đó để mặc.
Ở Si Ma Cai (Lào Cai), trang phục truyền thống của người Thu Lao vẫn được người dân lưu truyền và phát triển đến nay. Với những nét họa tiết văn hóa đặc sắc, được các bà các chị khắc họa và trang trí công phu trên từng đường kim, mũi chỉ. Những họa tiết gắn cầu kỳ ấy gắn liền với những hình của cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của họ. Trên trang phục phản ánh rõ nét những họa tiết, được thêu thủ công tái hiện lại những cảnh vật thiên nhiên, công cụ sản xuất.

Những Nét Văn Hóa Thổ Cẩm Của Dân Tộc Thu Lao. * Biên Khảo Huỳnh Tâm.

Với những gam màu rực rỡ, hoa văn và các tua rua trang trí cầu kỳ, những đôi giày thổ cẩm rất độc đáo của người Thu Lao như một nét văn hóa đặc sắc cần được gìn giữ. Giày thổ cẩm là sản phẩm đặc trưng mà phụ nữ Thu Lao ở vùng cao tỉnh Lào Cai có thể phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cha ông.

Dinh thự Vua Mèo Vương Chính Đức * Huỳnh Tâm & Trân Văn


Chuyện quốc hữu hóa Dinh "Vua Mèo" không chỉ đáng quan tâm vì lối hành xử xảo trá của hệ thống công quyền Việt Nam. Đó là con đường ngắn nhất để đẩy khu vực rừng núi phía Bắc – tiếp giáp với Trung Quốc đến chỗ bất ổn. Khó có thể tìm ra cách nào nối giáo cho giặc khéo hơn.

Đôi điều Mẹ Dặn Đừng Yêu Người Sơn La . * Huỳnh Tâm.

Đôi điều Mẹ Dặn Đừng Yêu Người Sơn La, bởi nơi này họ chẳng giống như con suy nghĩ đâu….

1. Bởi con sẽ bị đưa tới Sơn La, một trong những vùng đất rộng lớn với những vẻ đẹp tiềm ẩn đáng khám phá nhất đất nước Việt Nam mình Con ạ.
2. Bởi con có biết Sơn La có nghĩa là gì không? Sơn có nghĩa là núi, còn La mang nghĩa "lưới" "điệp trùng". Sơn La có nghĩa là vùng đất của trùng điệp núi non, sơn cảnh kỳ thú.

Lễ cưới độc đáo của người Cao Lan ở Bắc Giang * Lê Thương.

Chuẩn bị lễ vật đi đón dâu

Theo nghi lễ truyền thống, khi đoàn rước dâu đến cổng nhà gái sẽ bị “chặn đường” bằng tấm vải lụa màu, nhà trai phải thuyết phục gia đình nhà gái bằng điệu hát sình ca thì mới được phép vào trong.
Đó là lễ Chặn đường, một trong những nghi thức độc đáo trong đám cưới của người Cao Lan ở Bắc Giang.

Đến bản Tả Phìn xem người Dao làm trống. * Triệu Minh Bắc.

Đến bản Tả Phìn xem người Dao làm trống

Nghề làm trống vốn được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình, dòng họ người Dao đỏ ở bản Tả Phìn, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai. Trống đối với người Dao đỏ là vật dụng rất quan trọng và cần thiết.

Bản sắc văn hóa người Dao ở Lãng Công * Bạch Nga.


Thôn Thành Công (xã Lãng Công, Sông Lô) là địa phương duy nhất trong tỉnh có đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Trong xu thế hội nhập, giao thoa nền văn hóa, đồng bào dân tộc Dao nơi đây luôn có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Theo tục lệ, cứ vào các ngày mùng: 3/3; 8/4; 6/6 âm lịch hàng năm, đồng bào Dao ở Lãng Công lại làm các món xôi đen, xôi đỏ, xôi tím, bánh dùng rồi đem ra miếu thờ. Ngoài số xôi, bánh để thờ thần Núi, người dân còn làm thêm xôi, bánh để đem biếu gia đình nhà ngoại. Theo ông Trưởng bản Đặng Văn Sinh, các loại xôi có màu sắc khác lạ ở Thành Công được chế biến từ gạo nếp trộn với nước lá xôi đỏ, tím, đen giã nhuyễn. Xôi dẻo vừa độ, thơm ngon và trông rất đẹp mắt.

Tục cưới hỏi của người Dao ở Điện biên * Hoàng Hải.

Lễ cưới hỏi của người Dao, Điện Biên Ở tỉnh Điện Biên, dân tộc Dao (hay có nơi còn phiên âm là Dạo) sống nhiều tại địa bàn huyện Tủa Chùa, gồm 2 loại: Dao tiền và Dao quần chẹt (chặt). Nhà ở của người Dao làm theo kiểu nhà sàn hoặc nhà trệt nhưng phổ biến nhất là kiểu nhà nửa sàn nửa trệt, nơi có sàn sẽ làm chỗ ngủ với quan niệm cách rời mặt đất sạch sẽ, thoáng mát có lợi cho sức khỏe. Ngày xưa, theo truyền thống bố mẹ chọn vợ,

Người Dao Quần Chẹt đón Tết Nhảy * Vân Nam.

Hàng năm cứ mỗi độ đông về, cánh mai rừng nở rộ là người dân tộc Dao Quần Chẹt đón một năm mới, một Tết Nhảy mới mang đậm bản sắc dân tộc.
Cách thành phố Hòa Bình chừng 15km, thẳng theo hướng Đà Bắc ta bắt gặp khu du canh, du cư của người dân tộc Dao Quần Chẹt. Chúng tôi đến xóm Rãnh, xã Toàn Sơn huyện Đà Bắc vào đúng dịp giáp Tết Nguyên đán Kỷ Sửu. Không khí đón Tết của người dân tộc nơi đây đã rộ lên bởi tiếng cồng, tiếng chiêng cùng với tiếng xập xèng đã vang vang trong bản. Bởi hàng năm cứ đến ngày 15.12 âm lịch là người Dao Quần Chẹt dù làm ăn ở đâu xa cũng phải về để “hậu tạ” tổ tiên và chuẩn bị làm lễ “ hứa” đầu năm mới. Già làng đi thông báo với bà con xóm bản chuẩn bị ăn Tết tập thể.

Người Dao đỏ Nà Hỳ giữ “hồn” dân tộc * Hà Linh.

Sinh sống rải rác ở 3 bản: Huổi Cơ Dạo, Sín Chải 1 và 2 của xã Nà Hỳ, những năm qua hơn 200 hộ dân người Dao đỏ cùng chung sống với nhiều dân tộc khác, như: Thái, Mông, Khơ Mú... song lại hết sức hòa đồng. Điều đáng nói, khi đến đây, ta vẫn nhận biết được họ bằng nhiều nét đặc trưng riêng biệt mà không lẫn với các dân tộc khác.

Đám cưới của người Dao Tiền * Xuân Trường.

 Một người cao niên bên nhà trai đưa cô dâu vào phòng cưới. Từ phút này, cô dâu là người nhà họ Bàn.

Với người Dao Tiền, được làm đám cưới theo đúng phong tục của ông bà để đón dâu về nhà chồng là một hạnh phúc lớn. Nhưng không phải ai cũng có niềm vui ấy vì rất tốn kém.

NGHI LỄ THỜ CÚNG TỔ TIÊN TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT (Đinh Huyền Trang)

Bàn Thờ của người Dao

Ở Tuyên Quang, đồng bào Dao Quần Chẹt cư trú chủ yếu ở các xã Thanh Phát, Hợp Hoà, Kháng Nhật (huyện Sơn Dương). Phong tục tập quán của đồng bào phong phú, đặc sắc và được gìn giữ. Trong đời sống văn hóa tinh thần, đồng bào Dao Quần Chẹt coi trọng đạo lý, sống nghĩa tình, thể hiện cách ứng xử của mình thông qua các nghi lễ truyền thống như: Nghi lễ trong chu kỳ đời người, được thể hiện qua những tập tục trong sinh đẻ và nuôi dạy con, lễ cấp sắc nghi lễ cưới xin, ma chay. Đặc biệt là các nghi lễ tín ngưỡng liên quan đến thờ cúng tổ tiên luôn được đồng bào duy trì, thể hiện qua tục lệ tách tổ, dựng tổ mới.

Giấy dó của người Dao đỏ (Thanh Tấn)

Giấy dó là sản phẩm phổ biến dùng trong nghi thức cúng tế của người Dao đỏ.

Nghề làm giấy dó của người Dao đỏ ở xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn (Yên Bái) tuy không phát triển thành một làng nghề truyền thống, nhưng đã và đang tồn tại như một minh chứng cho bàn tay tài hoa và những giá trị văn hóa lâu đời.

Đặc trưng văn hóa người Dao ( Minh Trang)

Tục cưới hỏi.
Trước đây, tục tảo hon khá phổ biến ở người Dao, tuổi kết hôn thường dưới tuổi 18. Tục lệ cưới xin bo gồm nhiều nghi lễ phức tạp, mỗi nhóm lại có nghi lễ riêng.
Hôn lễ thường phải trải qua 4 bước:

Ẩm thực của người Dao (Minh Phiếu)

Xôi: Giống như một số tộc người anh em, người Dao cũng thường xuyên đồ xôi để ăn trong những ngày Tết và lễ như: lễ vào nhà mới, lễ cưới hoặc trong những ngày gia đình nhờ anh em giúp cây ruộng, gieo trồng ngô lúa, làm chuồng trại gia súc. Đặc biệt, trong Tết Thanh minh nhiều nhà còn đồ xôi nhiều màu.

Bản người Dao bên thác Mạ Héc ( Giang Lam)

Đám cưới của người Dao đỏ Thôm Táu.

Nắng chan hòa tỏa xuống những mái nhà sàn. Xa xa, thấp thoáng bóng dáng sơn nữ xinh tươi trong váy áo truyền thống khiến khung cảnh ngày mới của bản người Dao thôn Thôm Táu, xã Phù Lưu (Hàm Yên) hiện lên thật nên thơ, trữ tình.
Giai điệu bản Dao

Lễ cấp sắc của người Dao ( Đàm Minh Phượng)

Lễ cấp sắc của người Dao

Tục cấp sắc được xem là buổi lễ quan trọng trong cuộc đời của người Dao, đặc biệt là những người đàn ông Dao. Trong những ngày diễn ra cấp sắc, người thụ lễ không được nói tục, chửi bậy, không được gần gũi phụ nữ.

ĐỘC ĐÁO LỄ CẤP SẮC CỦA NGƯỜI DAO TIỀN Ở CAO BẰNG (HOÀNG MINH KHUYÊN)

Theo phong tục tập quán của người Dao Tiền ở Cao Bằng, nam giới đã có vợ con phải làm lễ cấp sắc để chứng tỏ người đó đã trưởng thành, có vị thế trong xã hội và cũng nhằm đặt tên âm cho người con trai đó.

Đây là điểm khác biệt của người Dao Tiền ở Cao Bằng với các nhóm người Dao khác là làm lễ cấp sắc cho người con trai từ tuổi vị thành niên trở lên và coi đây là sự trưởng thành đủ điều kiện kết hôn. 

Sắc màu Dao Thanh Y ở vùng Đông Bắc (Hồng Nhung)

Người Dao Thanh Y Quảng Ninh.

 Người Dao ở Quảng Ninh có hai nhánh: Dao Thanh Phán và Dao Thanh Y, trong đo người Dao Thanh Y chủ yếu cư trú tại Hoành Bồ, Tiên Yên, Hải Hà, Bình Liêu với các giá trị văn hóa dân tộc đang dần bị mai một bởi nhiều yếu tố.

Tục lệ đám ma của người Dao áo dài ở Nặm Đăm (Đàm Minh Phiếu)

Người Dao khi qua đời nếu là đàn ông thì con trai phải chăm sóc, cắt tóc, tắm rửa sạch sẽ thay quần áo cho tử tế, lấy đồng tiền xu nhét vào 2 mắt, mồm, tai rồi lấy vải trắng trùm vào. Nếu là đàn bà thì các con dâu cùng con trai chăm sóc, gội đầu tử tế, thay quần áo, đầu lấy khăn đỏ trùm vào rồi lấy vải trắng trùm vào.

Độc đáo đám cưới của người Dao Tuyển ( Hoàng Thị Thắng)

Cô dâu Trương Thị Thắm và phù dâu

Độc đáo đám cưới của người Dao Tuyển
Ngày nay, người Dao Tuyển ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, vẫn còn giữ được những phong tục mang đậm nghi lễ truyền thống như đám cưới, ma chay, lễ cúng ma khô (cúng cho người mất), lễ cấp sắc… Mỗi khi một nhà có lễ thì những ngày đó cả làng, cả bản vui như ngày hội. Chúng tôi đã có may mắn được tham dự một đám cưới của người Dao Tuyển ở xã Nậm Khánh, huyện Bắc Hà. Dù không cầu kỳ về cỗ bàn hay hình thức bên ngoài, nhưng mọi thủ tục vẫn diễn ra theo đúng nghi lễ, từ việc mời cưới cho đến làm cỗ bàn, rước cô dâu…

Một số tranh thờ Đạo Giáo của người Dao (Minh Thắng)

Đặng Nguyên Sư, Quan Nguyên Sư (tranh bên trái), Triệu Nguyên Sư, Mã Nguyên Sư (tranh bên phải), tranh thờ dân tộc thiểu số.
Ảnh: Sách tranh thờ các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, 2006.   

Tranh thờ Đạo giáo có lịch sử lâu đời và bắt nguồn từ Trung Quốc, tại đây tư tưởng Đạo giáo hình thành, biến đổi theo từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử đất nước và sức lan tỏa rất lớn.

Kiêng kỵ kỳ lạ trong nghi lễ “nhập gia phả” của người Dao (Hải Yến)

Bộ đồ đặc trưng của thầy Tướng trong mỗi đám cấp sắc

  - Người Dao ở Văn Yên (Yên Bái) từ lâu nổi tiếng với tục lệ khá li kỳ nhưng cũng không kém phần tốn kém, ấy là tục lệ làm “lễ cấp sắc” hay còn gọi là Lập Tỉnh. Người con trai từ 10 tuổi trở lên đều bắt buộc phải làm lễ này.

Những phong tục độc đáo của người Dao Đỏ Bắc Kạn (Nông Thị Hằng)

Những phong tục độc đáo của người Dao Đỏ Bắc Kạn
Dân tộc Dao có bản sắc văn hoá riêng biệt, độc đáo. Dân tộc Dao trên đ ịa bàn tỉnh Bắc Kạn gồm các nhóm như Dao Tiền, Dao Thanh Y, Dao Đỏ… Trong những năm gần đây, đồng bào dân tộc Dao Đỏ trên địa bàn tỉnh ta đã thực hiện cuộc vận động định canh, định cư, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.